Gia tăng xu hướng học trường nghề thay vì đại học

Việt Nam sẽ dần thay đổi tỷ lệ từ 70% vào đại học, 30% học nghề hiện nay thành tỷ lệ ngược lại: 70% học nghề và 30% vào đại học, để tiếp cận xu hướng chung của thế giới. Đó là nhận định của Bộ trưởng Bộ LĐTB & XH Đào Ngọc Dung về xu hướng phát triển đào tạo nghề hiện nay

Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2016, lần đầu tiên tâm lý của phụ huynh, thí sinh đã có sự thay đổi khi dịch chuyển từ ĐH sang học nghề. Rất nhiều học sinh không còn giữ suy nghĩ phải vào đại học bằng mọi giá như những năm trước, mà bản thân các em và gia đình đã có định hướng rõ ràng đi học nghề ngay từ đầu.

Trước thềm mùa tuyển sinh năm 2017, trở lại với những thông tin của đợt xét tuyển năm 2016, kết thúc đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung lần 1, nhiều trường đại học vẫn tuyển sinh chưa đủ chỉ tiêu nhưng quyết định dừng tuyển vì đã cạn nguồn tuyển. Theo nhiều chuyên gia giáo dục, nguyên nhân do có nhiều thí sinh lựa chọn học nghề thay vì học đại học.

tienghan23

Thị trường lao động thừa “Thầy” thiếu “Thợ”

Hàng năm, nước ta có hơn 1 triệu học sinh tốt nghiệp THPT đều chọn con đường thi vào các trường cao đẳng, đại học. Thế nhưng, chỉ có hơn 400.000 học sinh đạt được nguyện vọng của mình và khoảng 370.000 học sinh chọn học tại các trường dạy nghề (Cao đẳng, trung cấp nghề). Như vậy tỷ lệ thầy – thợ 1:1, điều này đã dẫn đến một hiện trạng đang tồn tại ở nước ta là: Thừa “Thầy” thiếu “Thợ”.

Hệ thống giáo dục ở VN được phân ra 2 khối: khối đào tạo hàn lâm (Academic training) và khối đào tạo nghề (Vocational training). Đào tạo hướng hàn lâm là học sinh sẽ học tại các cấp độ cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ, còn đào tạo nghề chỉ từ cấp độ chứng chỉ nghề (Certificate) đến trung cấp, cao đẳng nghề (Diploma).

Hai khối đào tạo này có sự khác biệt rõ rệt: đào tạo nghề chú trọng thực hành, giảng viên phải có kinh nghiệm làm việc, tay nghề cao và thời gian đào tạo ngắn từ 6 tháng – 2 năm. Trong khi đó, khối đào tạo hàn lâm thì chú trọng về nghiên cứu, lý thuyết, giảng viên phải có học vị, kiến thức rộng, thời gian đào tạo dài từ 4 năm trở lên. Thực trạng một bộ phận khá lớn sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm và có hơn 60% tân cử nhân các trường đại học ở nước ta chấp nhận những công việc trái ngành, trong khi nhu cầu về lao động có tay nghề lại thiếu.

Xu hướng học trường nghề gia tăng

Hiện có xu hướng thí sinh không lựa chọn đại học mà chuyển hướng sang học nghề, điều này thể hiện ngay trong số lượng thí sinh đăng ký thi THPT chỉ để lấy kết quả tốt nghiệp gia tăng. Ngoài ra còn khá nhiều thí sinh có đăng ký để lấy kết quả đại học nhưng cũng chỉ dùng kết quả đó để học nghề. Bởi học nghề thời gian ngắn, ít tốn kém, ra trường dễ kiếm việc làm. Xu hướng học nghề đang ngày một gia tăng là tín hiệu tích cực, một kết quả tốt trong phân luồng sau trung học phổ thông ở nước ta hiện nay. Cùng với sự phát triển ngày càng hoàn thiện hơn của thị trường lao động, tinh thần “khởi nghiệp” của lớp trẻ, các phụ huynh và thí sinh ngày càng có sự lựa chọn phù hợp hơn, không cố sức vào đại học mà đã cân nhắc rất cẩn thận việc học cấp nào, trường nào, ngành gì để đáp ứng yêu cầu

thammy1

Sinh viên Khoa làm đẹp, khoa tiếng hàn Trường Trung cấp nghề Thăng Long- cơ sở Hà Nội trong giờ thực hành cho tất cả các sinh viên đang theo học tại trường

Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của thí sinh, Thứ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo Bùi Văn Ga cho biết: Hiện ý thức phân luồng của thí sinh cũng rõ ràng hơn. Những thí sinh thấy khả năng học đại học không tốt thì đã chọn đi học nghề ngay từ đầu. Số liệu thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia năm nay cho thấy có đến 30% thí sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp, không có nguyện vọng xét tuyển vào đại học, cao đẳng.

Bên cạnh đó, các thông tin về thị trường lao động, tỉ lệ thất nghiệp… đã có những tác động nhất định đến việc lựa chọn của thí sinh. Trong khi, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tuyển số lượng lớn lao động phổ thông, đào tạo kỹ năng ngắn hạn để làm việc có thu nhập ngay thì việc học đại học dài hạn nhưng tương lai chưa chắc tìm được việc làm cũng đã khiến nhiều thí sinh chùn bước vào đại học…

Rất nhiều nghề hiện nay chỉ cần học trong một thời gian ngắn là có thể làm việc tốt với mức lương hấp dẫn như: nghề điện dân dụng, nghề bếp, nghề thẩm mỹ – làm đẹp, điều dưỡng viên, du lịch khách sạn, ngành tiếng Hàn, tiếng Nhật để làm việc trong các công ty của Hàn Quốc và Nhật Bản tại Việt Nam…

tienghan234

Sinh viên Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc

70% học sinh sẽ học trường nghề

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bàn giao chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trao đổi về hướng phát triển đào tạo nghề, Bộ trưởng Bộ LĐTB & XH Đào Ngọc Dung nhấn mạnh: Phải xác định dạy nghề là một yêu cầu cấp thiết hiện nay, chúng ta muốn phát triển, hội nhập, muốn nâng cao năng suất lao động để đổi mới tăng trưởng thì dứt khoát phải đào tạo nghề. Việc đào tạo nghề trước hết phải phân luồng ngay từ trung học cơ sở, bao nhiêu phần trăm sẽ vào học nghề, bao nhiêu phần trăm lên THCS, rồi ở cấp THCS bao nhiêu phần trăm sẽ vào đại học. Việt Nam sẽ dần thay đổi tỷ lệ từ 70% vào đại học, 30% học nghề hiện nay thành tỷ lệ ngược lại: 70% học nghề và 30% vào đại học, để tiếp cận xu hướng chung của thế giới.

Hiện nay Bộ LĐTBXH đang xây dựng chuẩn đầu ra của 200 nghề có tính chất quốc gia, 100 nghề có trình độ ASEAN, 50 nghề có trình độ quốc tế. Chính phủ đồng ý cho Bộ LĐTBXH tiếp nhận 34 bộ giáo trình chuẩn quốc tế, khi học chương trình này không chỉ đủ trình độ làm việc trong nước mà tham gia lao động chuẩn quốc tế. Thêm nữa, dạy nghề phải gắn rất chặt với điều tra thị trường lao động, điều tra nhu cầu, từ nhu cầu để hướng các em học nghề, học ra là có việc, khắc phục tình trạng học xong cao học phải dấu bằng đi để lao động.

tienghan2345

Thầy Phạm Mạnh – Phó Hiệu trưởng phụ trách quan hệ quốc tế

căn dặn cho học sinh đạt visa du học tại đại học Dongguk Hàn Quốc trước khi xuất cảnh

tienghan23456

Các em sinh viên lớp du học chụp ảnh cùng thầy Phạm Mạnh Hà trước khi kết thúc buổi định hướng trước khi bay

CHIA SẺ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *